TẠI SAO LẠI CÓ CƠM LAM?

Cơm lam là một cách làm cơm ưu việt, vì gạo được nấu trong ống tre bịt kín vẫn giữ nguyên mùi hương và không mất đi chất dinh dưỡng
Nguồn: Internet
Nói đến cơm lam với chúng ta đã không còn xa lạ, đó là món ăn quen thuộc và là đặc sản của các dân tộc thiểu số niềm núi như Thái, Tày, Nùng, Dao... Tuy nhiên nguồn gốc hay sự ra đời của nó thì không phải ai trong chúng ta cũng đều biết. vậy hãy cũng tôi tìm hiểu sự ra đời của món cơm đặc biệt này.

Theo những lời kể của các già làng thì ngày xưa đồng bào các dân tộc thiểu số sống chủ yếu trong ở rừng, ở trên các định núi cao, cuộc sống du canh du cư theo mùa vụ nên không nơi nào họ ở được đến hai mùa nương dẫy, do đặc điểm của nương dẫy là độ dốc cao nên sau khi canh tác và thu hoạch thì vùng đất đó không còn màu mỡ như trước nữa và đồng bào biết nếu còn canh tác tiếp thêm một mùa vụ nữa thì sẽ không thu hoạch được như mùa trước.

Cứ như thế, hôm nay ở núi này ngày mai lại ở ngọn núi khác, nên cuộc sống của đồng bào rất khó khăn và thiếu thốn đủ thứ, từ việc làm nhà cửa cũng rất tạm bợ, đến đồ dùng trong nhà như xoong, nồi, bát… cực kỳ thiếu thốn vì thế đông bào đã nghĩ ra nhiều cách nấu ăn trong hoàn cảnh không có những vật dụng cần thiết đó, sau khi thu hoạch mùa vụ hạt thóc đã được đâm chày thành hạt gạo và ở nơi núi rừng luôn có sẵn gỗ, cây nứa, cây mét… 
Nguồn: Internet

Và từ đó đồng bào đã nghĩ ra một cách làm cho gạo chín thành cơm mà không cần đến xoong hay nồi là sau khi ngâm gạo thì cho gạo vào trong ống nứa, rồi cho nước vào trong ống, và cuối cùng là cho ống nứa vào đống lửa vừa nướng vừa xoay, dùng ngón tay ấn thấy mềm đến đau là cơm đã chín đến đó hoặc khi thấy mùi thơm của cơm thì cũng lúc cơm đã chín và sau đó chỉ cần bóc vỏ nứa đi là có cơm ăn.

Cách nấu đó vừa nhanh vừa tiện mà cơm lại rất thơm và ngon, được đồng bào duy trì cho đến ngày nay và gọi đó là cơm lam. Từ “lam” là cách nói của đồng bào Thái và nó không phải là danh từ, mà là một động từ theo tiếng Kinh thì có nghĩa là “nướng”. Nguồn gốc ra đời của món cơm lam đặc sản là vậy
Nguồn: Internet
.
Dưới đây là cách làm cơm lam cực ngon xin chia sẻ với mọi người!

Nguyên liệu: 1 ống nứa non vỏ dày, đường kính từ 2-3cm (cây nứa mới ra đc 4-5 lá ở trên ngọn. Vẫn còn mo, ko thể thay thế bằng cây . Do độ ẩm và hương thơm đặc biệt, cây nứa non vào thời điểm này là thích hợp nhất). * nửa cân gạo nếp ngon. *1 que tre vót nhọn dài 5cm,( ai lười vót, trộm tạm đũa của mẹ dùng vậy!!!) * nước sạch, hoặc nước dừa càng tốt. 

Cách làm:  cho gạo vào ống nứa đã chuẩn bị, đầy cách miệng khoảng 5cm.(mẹo nhỏ: cho 1 nắm gạo vào trước sóc đều để ống hết lớp màng lúc bóc vỏ ko bị dính!) -lưu ý sau khi sóc thì cho gạo vào nhưng ko được lắc ống nữa tránh tình trạng gạo nở ra làm nứt ống. Sau đó chúng ta đổ đầy nước vào, dùng lá chuối để nút, như chai rượu được nút bằng lá chuối ý! Dùng dao đục 2 lỗ đối xứng nhau trên miệng ống, để làm sao dùng que tre vót sẵn đó xiên được vào cố định lá chuối ko bị chồi lên khi nướng. Xong, chúng ta để như thế ngâm khoảng 30p-1h đồng hồ mới nướng. * cách nướng: nướng bằng bếp củi có nhiều than, giống như nướng cá vậy, xoay đều ống cho chín đều, nướng từ dưới lên trên. Sau khi nướng được 1 lượt từ dưới lên trên thì phải dùng dao nhọn chọc vào đáy ống thấy nước chảy ra là được. Để đứng như thế và đâm xuống nền như giã gạo, tiếng mường gọi là "tụng ôống tloòng" với mục đích làm cho cơm bên trong quện vào với nhau.chắc cơm lam. Làm như thế khoảng 10 lần. Sau đó, chúng ta nướng lại lần nữa từ trên xuống dưới là được, khi ống cơm lam chín, ta để nguội dùng dao sắc chẻ lớp vỏ bên ngoài đi, vót cẩn thận tránh mạnh tay quá sẽ gọt vào cơm, nhìn xấu. Để cơm thật nguội mới ăn cắt thành từng khúc khoảng 5cm, ko ăn nóng vì cơm lúc đấy vẫn chưa khô, cảm giác nhão. Ăn kèm với muối vừng hoặc chấm với "nậm pịa".
Tổng Hợp

Chia sẻ bài viết này

Related Posts

Previous
Next Post »