Giải nhiệt hiệu quả từ cây thạch đen

CÂY THẠCH ĐEN.( Sương sáo) 
Thạch đen là thức uống giải khát mùa hè, có tác dụng thanh nhiệt giải thử, chữa cảm mạo, cao huyết áp, đái đường, viêm gan cấp, đau xương cơ.
Ảnh Nguồn: Internet

Thạch đen hay còn được gọi Sương sáo, là loài cây hoang dã thân thảo hàng năm, cao khoảng 0,5 m, ít phân nhánh, thường mọc bò lan trên mặt đất, ít khi mọc đứng. Thân có 4 cạnh, có lông, thường màu hơi đỏ hồng ở phần thân già, khi phơi khô chuyển màu đen xám. Lá đơn nguyên mọc đối, đầu lá nhọn, đuôi lá tù, phiến lá hình trứng, mép lá có răng cưa. Hoa màu trắng hoặc phớt hồng, có 2 môi, môi trên thường thành 3 thùy, môi dưới nguyên. Ra hoa mùa thu – đông.

Cắt toàn bộ thân cây, phơi khô đem bảo quản. Mỗi lần sử dụng đêm lá thạch khô rửa sạch, bỏ vào nồi nấu nhừ, để nguội, nắm vắt lấy nước bỏ bã, sau đó lọc lại bằng túi vải sạch. Nước thu được bỏ thêm bột gạo vào quấy đều trên bếp lửa khi nào dung dịch đặc quánh lại thì bắc ra đổ vào chậu, bát hoặc khuôn, để nguội là có thạch ăn. Tỷ lệ lá thạch khô và bột gạo là 1:3 về mặt khối lượng.
Ảnh nguồn: Internet

Ảnh nguồn: Internet

Phim ngắn bạn sẽ xúc động với video ước mơ trẻ thơ


Tập phim ngắn "Ước mơ trẻ thơ" Nội dung phim kể về cậu bé mồ côi cha làm nghề đánh giày (Bảo Kha) mơ ước có một tổ ấm xum vầy - nơi có bàn tay nâng niu chăm sóc của mẹ (Nhất Hương).

Trong khi các bạn cùng trang lứa được "ăn no, ngủ kỹ", cắp sách tới trường thì ngày ngày Bảo Kha phải đi lang lang kiếm sống. Không chỉ sớm chịu vất vả, cậu bé đôi khi còn bị người lớn xua đuổi, đón nhận những cái nhìn ghẻ lạnh, khinh miệt.

Một ngày, Bảo Kha gặp một cậu bé cùng lứa tuổi và được chia sẻ chiếc bánh. Khi thấy người bạn nhỏ vẽ tranh về gia đình, Kha chạnh lòng nhớ về quá khứ, khi được sống bên mẹ trong một căn chòi nhỏ, ăn bữa cơm đạm bạc do mẹ nấu, được mẹ cho đi chơi đu quay...

Hình ảnh Bảo Kha lủi thủi ngồi vẽ tranh về ngôi nhà nhỏ lên tường gạch và khóc thút thít gây xúc động mạnh cho người xem. Không phải những thước phim cao siêu hay trừu tượng, sự giản dị đến tự nhiên của khung hình mang đến cảm xúc thật sâu, lắng đọng thật lâu.

3 Thời điểm dùng mật ong tốt cho sức khỏe

Mật ong nguyên chất liên hệ đặt hàng: 0974.009.399 Lê Quang Sáng, Tổ 17 Thị Trấn Na Hang – Na Hang – Tuyên Quang.
Cả cuộc đời của một chú ong chỉ làm được một thìa mật. Đây là sản phẩm của thiên nhiên rất bổ ích sức khỏe cho mỗi người. Do nhà nuôi ong nên tôi sử dụng mật ong mỗi ngày. Tuy nhiên, vào mỗi một thời điểm trong ngày, uống mật ong lại có những công dụng khác nhau. 

Qua sưu tầm và trải nghiệm thực tế tôi xin chia sẻ đến bạn đọc về Cách sử dụng mật ong theo thời gian trong ngày:

1. Uống mật ong vào sáng sớm

Ở thời điểm này đặc biệt là vào mùa đông trước khi tôi đi tập thể dục mỗi khi thức dậy thường dùng hỗn hợp nước ấm, chanh, mật ong tốt nhất là trước khi ăn hoặc trước lúc đánh răng. vào sáng sớm giúp làm sạch dạ dày bởi trong mật ong có tính chất kháng khuẩn cực cao nên ngoài sạch dạ dày ra uống nước mật ong nguyên chất sẽ giúp cơ thể loại bỏ chất thải. Bởi thế nên nhận định uống mật Ong thiên nhiên pha nước ấm không chỉ giúp đào thải độc tố trong cơ thể mà còn hoạt động làm cho đường tiết niệu của bạn luôn sạch sẽ và khỏe mạnh Năng lượng do mật ong tạo ra cao hơn so với sữa khoảng năm lần. Nhờ vậy, nó có thể bổ sung năng lượng cho cơ thể người trong khoảng thời gian rất ngắn, loại bỏ cảm giác mệt mỏi và đói bụng thường xuất hiện vào sáng sớm. Bên cạnh đó, với 1 cốc nước chanh pha mật ong vào buổi sáng thì giúp bảo vệ hệ thống miễn dịch luôn khỏe mạnh.

Nhờ đó mà khi tôi tập thể dục vào buổi sáng và uống mật ong với nước ấm cùng chanh. Giúp đào thải chất độc cơ thể tích tụ mỗi ngày. Vì vậy mọi người nên kết hợp cả việc tập thể dục.

2.Uống mật ong vào buổi chiều:

Có những lúc cơ thể tôi cảm thấy mệt mỏi và căng thẳng với áp lực công việc và học tập. Tôi bổ sung cho cơ thể mình một cốc mật ong nguyên chất với nước ấm không những giải quyết được vấn đề về dinh dưỡng cần thiết và đảm bảo cho cơ thể mà nó còn xóa đi sự hỗn loạn của não bộ, đồng thời giúp tinh thần tỉnh táo hơn.

3. Uống mật ong vào buổi tối: Hỗ trợ giấc ngủ và an thần

Người Trung Quốc có câu: Nước muối mỗi sáng, nước mật ong mỗi tối. Câu đó có nghĩa là: Nước muối uống lúc đói khi dậy sớm mỗi ngày, mỗi đêm trước khi đi ngủ uống nước mật ong.
Mật ong, đường, vitamin có thể điều chỉnh chức năng hệ thần kinh, làm giảm căng thẳng thần kinh, thúc đẩy giấc ngủ và không có tác dụng phụ. Một cốc mật ong trước khi ngủ có thể giúp bạn giảm bớt căng thẳng, đồng thời cải thiện chất lượng giấc ngủ.

Trên đây là 3 thời điểm uống mật ong mà tôi đã và đang áp dụng với mình. Hi vọng bài viết này sẽ giúp ích cho mọi người. 

Hát then Tày Tuyên Quang : Tiếng tính ngân xa



Hát then là một thể loại ca nhạc tín ngưỡng của người Tày, Nùng. Mang trường ca, mang màu sắc tín ngưỡng thuật lại cuộc hành trình lên thiên giới để cầu xin Ngọc hoàng giải quyết một vấn đề gì đó cho gia chủ.

Có ở 5 tỉnh miền núi Việt Bắc: Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Hà Giang. Hiện tại đã xuất hiện ở Tây Nguyên khi người Tày và người Nùng di cư đến. Mỗi vùng làn điệu then lại có những nét độc đáo riêng:
Then Cao Bằng dìu dặt tha thiết
Then Lạng Sơn tươi vui, rộn Ràng
Then Tuyên Quang dồn dập như thúc quân ra trận
Then Hà Giang nhấn nhá từng tiếng một
Then Bắc Kạn như chuyện kể thầm thì

TẠI SAO LẠI CÓ CƠM LAM?

Cơm lam là một cách làm cơm ưu việt, vì gạo được nấu trong ống tre bịt kín vẫn giữ nguyên mùi hương và không mất đi chất dinh dưỡng
Nguồn: Internet
Nói đến cơm lam với chúng ta đã không còn xa lạ, đó là món ăn quen thuộc và là đặc sản của các dân tộc thiểu số niềm núi như Thái, Tày, Nùng, Dao... Tuy nhiên nguồn gốc hay sự ra đời của nó thì không phải ai trong chúng ta cũng đều biết. vậy hãy cũng tôi tìm hiểu sự ra đời của món cơm đặc biệt này.

Theo những lời kể của các già làng thì ngày xưa đồng bào các dân tộc thiểu số sống chủ yếu trong ở rừng, ở trên các định núi cao, cuộc sống du canh du cư theo mùa vụ nên không nơi nào họ ở được đến hai mùa nương dẫy, do đặc điểm của nương dẫy là độ dốc cao nên sau khi canh tác và thu hoạch thì vùng đất đó không còn màu mỡ như trước nữa và đồng bào biết nếu còn canh tác tiếp thêm một mùa vụ nữa thì sẽ không thu hoạch được như mùa trước.

Cứ như thế, hôm nay ở núi này ngày mai lại ở ngọn núi khác, nên cuộc sống của đồng bào rất khó khăn và thiếu thốn đủ thứ, từ việc làm nhà cửa cũng rất tạm bợ, đến đồ dùng trong nhà như xoong, nồi, bát… cực kỳ thiếu thốn vì thế đông bào đã nghĩ ra nhiều cách nấu ăn trong hoàn cảnh không có những vật dụng cần thiết đó, sau khi thu hoạch mùa vụ hạt thóc đã được đâm chày thành hạt gạo và ở nơi núi rừng luôn có sẵn gỗ, cây nứa, cây mét… 
Nguồn: Internet

Và từ đó đồng bào đã nghĩ ra một cách làm cho gạo chín thành cơm mà không cần đến xoong hay nồi là sau khi ngâm gạo thì cho gạo vào trong ống nứa, rồi cho nước vào trong ống, và cuối cùng là cho ống nứa vào đống lửa vừa nướng vừa xoay, dùng ngón tay ấn thấy mềm đến đau là cơm đã chín đến đó hoặc khi thấy mùi thơm của cơm thì cũng lúc cơm đã chín và sau đó chỉ cần bóc vỏ nứa đi là có cơm ăn.

Cách nấu đó vừa nhanh vừa tiện mà cơm lại rất thơm và ngon, được đồng bào duy trì cho đến ngày nay và gọi đó là cơm lam. Từ “lam” là cách nói của đồng bào Thái và nó không phải là danh từ, mà là một động từ theo tiếng Kinh thì có nghĩa là “nướng”. Nguồn gốc ra đời của món cơm lam đặc sản là vậy
Nguồn: Internet
.
Dưới đây là cách làm cơm lam cực ngon xin chia sẻ với mọi người!

Nguyên liệu: 1 ống nứa non vỏ dày, đường kính từ 2-3cm (cây nứa mới ra đc 4-5 lá ở trên ngọn. Vẫn còn mo, ko thể thay thế bằng cây . Do độ ẩm và hương thơm đặc biệt, cây nứa non vào thời điểm này là thích hợp nhất). * nửa cân gạo nếp ngon. *1 que tre vót nhọn dài 5cm,( ai lười vót, trộm tạm đũa của mẹ dùng vậy!!!) * nước sạch, hoặc nước dừa càng tốt. 

Cách làm:  cho gạo vào ống nứa đã chuẩn bị, đầy cách miệng khoảng 5cm.(mẹo nhỏ: cho 1 nắm gạo vào trước sóc đều để ống hết lớp màng lúc bóc vỏ ko bị dính!) -lưu ý sau khi sóc thì cho gạo vào nhưng ko được lắc ống nữa tránh tình trạng gạo nở ra làm nứt ống. Sau đó chúng ta đổ đầy nước vào, dùng lá chuối để nút, như chai rượu được nút bằng lá chuối ý! Dùng dao đục 2 lỗ đối xứng nhau trên miệng ống, để làm sao dùng que tre vót sẵn đó xiên được vào cố định lá chuối ko bị chồi lên khi nướng. Xong, chúng ta để như thế ngâm khoảng 30p-1h đồng hồ mới nướng. * cách nướng: nướng bằng bếp củi có nhiều than, giống như nướng cá vậy, xoay đều ống cho chín đều, nướng từ dưới lên trên. Sau khi nướng được 1 lượt từ dưới lên trên thì phải dùng dao nhọn chọc vào đáy ống thấy nước chảy ra là được. Để đứng như thế và đâm xuống nền như giã gạo, tiếng mường gọi là "tụng ôống tloòng" với mục đích làm cho cơm bên trong quện vào với nhau.chắc cơm lam. Làm như thế khoảng 10 lần. Sau đó, chúng ta nướng lại lần nữa từ trên xuống dưới là được, khi ống cơm lam chín, ta để nguội dùng dao sắc chẻ lớp vỏ bên ngoài đi, vót cẩn thận tránh mạnh tay quá sẽ gọt vào cơm, nhìn xấu. Để cơm thật nguội mới ăn cắt thành từng khúc khoảng 5cm, ko ăn nóng vì cơm lúc đấy vẫn chưa khô, cảm giác nhão. Ăn kèm với muối vừng hoặc chấm với "nậm pịa".
Tổng Hợp

Đại Chiến Bạch Đằng - Phim Hoạt Hình Lịch Sử Đầu Tiên Việt Nam



Ngô Quyền được coi là vị vua đứng đầu các vua của nước ta (theo quan điểm của Đại Việt sử ký toàn thư). Chiến thắng Bạch Đằng đã thể hiện tài năng quân sự và ý chí quyết thắng của người anh hùng dân tộc Ngô Quyền; đồng thời cũng là thành quả của cuộc kháng chiến anh dũng và đầy sáng tạo của nhân dân ta sau hơn 30 năm làm chủ đất nước Thắng lợi ấy nói lên sự lớn mạnh của nhân dân ta về trí tuệ và khả năng đánh bại kẻ địch không những chỉ bằng du kích mà cả bằng chính quy, không những chỉ ở trên bộ mà cả bằng thủy chiến. Chiến thắng Bạch Đằng là một ví dụ điển hình về tinh thần mưu trí và có tính toán một cách chính xác trong nghệ thuật chiến dịch của lịch sử chiến đấu chống ngoại xâm của dân tộc ta. Nó đã khẳng định quyền làm chủ của nhân dân ta trên vùng đất của tổ tiên thời Văn Lang - Âu Lạc và tạo thêm một niềm tin, một niềm tự hào sâu sắc lên bước đường xây dựng đất nước độc lập, tự chủ sau này.

Nhà sử học Ngô Thì Sĩ (thế kỷ XVIII) đã đánh giá đúng vị trí và ý nghĩa lịch sử của chiến thắng Bạch Đằng khi viết: "Trận thắng lợi trên sông Bạch Đằng và cơ sở sau này cho việc phục lại Quốc thống. Những chiến công các đời Đinh, Lê, Lý, Trần vẫn còn nhờ vào cái uy lẫm liệt để lại ấy." "Trận Bạch Đằng này là vũ công cao cả, vang dội đến nghìn thu, há phải chỉ lừng lẫy ở một thời bấy giờ mà thôi đâu” (Ngô Thì Sĩ, Việt sử tiêu án).

Chiến thắng oanh liệt của quân dân ta dưới sự lãnh đạo của người anh hùng dân tộc Ngô Quyền trên sông Bạch Đằng đã kết thúc hoàn toàn thời kỳ mất nước kéo dài hơn nghìn năm, dân tộc ta đã giành lại được quyền làm chủ đất nước. Một thời kỳ độc lập lâu dài của dân tộc bắt đầu.

Hiện nay, không những ở Đường Lâm (huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây), quê hương của Ngô Quyền mà tại thành phố Hải Phòng (bên cạnh dòng sông Bạch Đằng lịch sử) cũng có những ngôi đền và đình nhờ Ngô Quyền. Ngôi đình tráng lệ được người trong nước và khách quốc tế đặc biệt ngưỡng mộ là Đình Hàng Kênh (xây dựng năm 1718) trong đó còn đôi câu đối lớn với dòng chữ Nho:

Vương nghiệp khởi Loa Thành, trường biên thanh sử;

Chiến công lưu Đằng thủy, cộng mộc hồng ân.

Nghĩa là:

Vương nghiệp bắt đầu từ Loa Thành, con ghi chép dài lâu trong sử xanh;

Chiến công lưu lại trên sông Đằng, (trong đó) có ân phúc của loài cây.
Bối cảnh lịch sử

Năm 923, Ngô Quyền đã nhận lời mời về làm nha tướng cho Dương Đình Nghệ và Dương Đình Nghệ đã gửi gắm nhiều hy vọng ở người hào trưởng trẻ tuổi này. Ông gả con gái cho Ngô Quyền và giao cho Ngô Quyền cùng hơn 3.000 quân ngày đêm tập luyện võ nghệ, xây dựng lực lượng. Năm 931, Dương Đình Nghệ cử Ngô Quyền làm tướng tiên phong cùng ông tiến ra Giao Châu đánh đuổi quân Nam Hán và tổ chức phòng thủ thành Đại La. Sau chiến thắng, Dương Đình Nghệ lên nắm chính quyền, Ngô Quyền được Dương Đình Nghệ giao cho trấn giữ vùng Châu Ái.

Đầu năm 937, Dương Đình Nghệ bị Kiều Công Tiễn ám hại để đoạt chức Tiết độ sứ. Đến tháng 10 năm 938, Ngô Quyền từ vùng Châu Ái đem quân ra đánh Kiều Công Tiễn. Kiều Công Tiễn tự thấy thế cô, lực yếu đã cho người chạy sang cầu cứu nhà Nam Hán. Lưu Cung lập tức điều động một lực lượng binh thuyền lớn, giao cho con là Vạn Vương Hoằng Tháo làm Tĩnh hải quân Tiết độ sứ thống lĩnh đại quân tiến đánh Giao Châu. Theo kế hoạch, ở trong nước, Kiều Công Tiễn cố gắng tìm mọi cách cố thủ ở thành Đại La chờ quân Nam Hán vào, rồi từ trong đánh ra, phối hợp với quân xâm lược từ ngoài đánh vào, nhanh chóng tiêu diệt toàn bộ lực lượng kháng chiến.

Không thể vừa đánh thù trong, vừa dẹp giặc ngoài. Nhân thời cơ Nam Hán đang điều quân, Ngô Quyền đã cho đạo quân do Dương Tam Kha- con Dương Đình Nghệ và Ngô Xương Ngập con trưởng của Ngô Quyền gấp rút đem quân tiến đánh thành Đại La. Đao quân đã nhanh chóng công thành Đại La, giết chết Kiều Công Tiễn trước khi quân Nam Hán kịp tiến vào.

Chiến thắng Bạch Đằng

Dẹp xong nội loạn, Ngô Quyền vào thành họp bàn với các tướng lĩnh về kế hoạch chống ngoại xâm. Thành Đại La trở thành trung tâm đầu não của cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán lần thứ hai. Hào kiệt bốn phương đem quân hội tụ về Đại La dưới cờ đại nghĩa của người anh hùng dân tộc Ngô Quyền.
Tại đây, một kế hoạch chiến đấu mưu trí và chắc thắng đã được Ngô Quyền và các tướng lĩnh bàn định và thông qua. Trong một cuộc họp bàn, với lòng tự tin và làm chủ tình thế, Ngô Quyền đề ra ý kiến như sau:

"Hoằng Thao là một đứa trẻ, lại đem quân từ xa đến, quân lính mệt mỏi, lại nghe Kiều Công Tiễn đã chết, không có người làm nội ứng đã mất vía trước rồi. Quân ta sức còn mạnh, địch với quân mỏi mệt tất phá được. Song giặc có lợi về thuyền chiến, nếu ta không phòng bị trước thì chuyện được thua chưa thể biết được. Nhưng ta sẽ cho người đem theo cọc lớn đóng ngầm ở cửa biển trước, vạt đầu nhọn bịt sắt, thuyền của chúng nhân khi nước thuỷ triều lên tiến vào bên trong hàng cọc, bây giờ ta sẽ dễ bề chế ngự, không kế gì hay hơn kế ấy cả".

Sông Bạch Đằng là cửa ngõ phía đông bắc và là giao thông quan trọng từ biển Đông vào đất Việt. Theo cửa Nam Triệu vào Bạch Đằng, địch có thể ngược lên và tiến đến thành Cổ Loa hoặc thành Đại La hoàn toàn bằng đường sông. Sông Bạch Đằng chảy qua một vùng núi non hiểm trở, có nhiều nhánh sông phụ đổ vào. Hạ lưu sông thấp, chịu ảnh hưởng của nước triều khá mạnh.

Theo kế hoạch của Ngô Quyền, quân và dân ta lặn lội mưa rét, ngày đêm vận chuyển gỗ, dựng cọc. Hàng nghìn cây gỗ lim, sến, đầu được vạt nhọn và bịt sắt được đem về đây cắm xuống hai bên bờ sông (quãng cửa Nam Triệu hiện nay) thành những hàng dài chắc chắn, đầu cọc hướng chếch về phía nguồn.
Cuối tháng 12 năm 938, đoàn binh thuyền của quân Nam Hán do Hoằng Tháo chỉ huy từ Quảng Đông vượt biển sang xâm lược nước ta. Hoằng Tháo còn trẻ, chưa có kinh nghiệm đánh trận, tính tình hung hăng và rất chủ quan đã kéo đoàn binh thuyền tiến thẳng về phía cửa biển Bạch Đằng. Cùng lúc đó, cánh quân do Lưu Cung chỉ huy cũng áp sát biên giới nước ta và đóng tại trấn Hải Môn (huyện Bác Bạch, Quảng Đông, Trung Quốc).

Theo Đại Việt sử ký toàn thư “ khi nước triều lên, Quyền sai người đem thuyền nhẹ ra khiêu chiến, giả thua chạy để dụ địch đuổi theo. Hoằng Tháo quả nhiên tiến quân vào. Khi binh thuyền đã vào trong vùng cắm cọc, nước triều rút, cọc nhô lên, Quyền bèn tiến quân ra đánh, ai nấy đều liều chết chiến đấu".

Đầu tiên, quân ta cho thuyền nhỏ ra khiêu chiến rồi vờ thua dụ địch đi sâu vào trong cửa biển, qua bãi cọc. Đến khi thủy triều rút Ngô Quyền mới ra lệnh cho đoàn thuyền cùng toàn bộ quân phục kích ở hai bên bờ xông lên đánh trả quyết liệt. Quân Nam Hán bị tập kích bất ngờ từ tứ phía: trước mặt, sau lưng, dưới nước, trên bờ không kịp trở tay. Số lớn thuyền chiến của địch đã bị cọc bịt sắt đâm thủng, bị va vào nhau mà chìm đắm. Chủ tướng giặc là Hoằng Tháo bị quân ta bắt sống và giết tại trận.

Cuộc chiến với quân Nam Hán diễn ra và kết thúc trong 1 ngày, từ lúc thủy triều lên đến khi thủy triều xuống.

Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 có ý nghĩa vô cùng to lớn. Đây được coi là cột mốc quan trọng trong tiến trình lịch sử Việt Nam. Chiến thắng đã giúp phá bỏ nền thống trị hơn 1.000 năm của phong kiến phương Bắc, mở ra thời kỳ độc lập thực sự và lâu dài của dân tộc ta.

Mùa xuân năm Kỷ Hợi (939), Ngô Quyền quyết định bỏ chức Tiết độ sứ, tự xưng vương lấy hiệu là Ngô Vương Quyền, thành lập một vương quốc độc lập. Chọn kinh đô cũ của Âu Lạc là Cổ Loa làm kinh đô nước Việt để tỏ ý nối tiếp truyền thống của các vua Hùng, vua Thục.

Ronaldo Vs Bale đỉnh cao bóng đá đẹp Euro 2016



Bale được xem là phiên bản gần hoàn hảo của Ronaldo. Ngôi sao người xứ Wales sở hữu tốc độ, những cú bứt phá của một chú báo, khả năng dứt điểm tốt bằng cả hai chân và bây giờ có lẽ thêm cả khả năng đánh đầu nữa. Bale thường xuyên có những pha đẩy bóng dài và dùng tốc độ vượt qua đối thủ. Anh ít khi cầm bóng và sử dụng kỹ thuật cá nhân đột phá khi ở quá gần cầu thủ đối phương. Đặc điểm này của Bale giống Ronaldo nhất. Khác với một Messi luôn thích biến cầu thủ đội bạn thành những gã khờ, Ronaldo có kỹ năng rê bóng thượng thừa nhưng lại ưa dùng tốc độ đột phá rồi bất ngờ tung ra những cú dứt điểm với quỹ đạo khó lường. Mời quý vị và các bạn cùng theo dõi video so sánh sự tương đồng giữa Gareth Bale và Cristiano Ronaldo. Liệu bộ đôi này có tái hợp trong màu áo của Real Madrid?

RISTIANO RONALDO
Săn bàn: Mặc dù tại EURO 2016, CR7 mới chỉ nổ súng ở trận gặp Hungary(lập cú đúp) nhưng với việc ghi được 51 bàn sau 48 lần ra sân trong màu áo Real Madrid mùa giải vừa qua, tài săn bàn của Ronaldo là điều không phải bàn cãi nhiều.

Kinh nghiệm: Ronaldo đã trải qua 14 mùa giải, thi đấu trên 700 trận trong màu áo CLB lẫn ĐTQG, giành được 3 Quả bóng vàng và mọi danh hiệu ở cấp độ CLB. Một chức vô địch cùng đội tuyển là thứ duy nhất anh còn thiếu.

Dứt điểm: Ronaldo là cầu thủ sở hữu khả năng dứt điểm toàn năng nhất thế giới vào thời điểm hiện tại, anh sút tốt cả hai chân và cực kỳ giỏi không chiến. Tính riêng EURO 2016, CR7 chính là người dứt điểm nhiều nhất (36 lần) nhưng hiệu quả thì lại là một vấn đề lớn (40% đi trúng đích).

Miễn nhiễm với chấn thương: Suốt sự nghiệp, chờ chăm chỉ tập luyện và luôn giữ được tình trạng thể chất sung mãn, Ronaldo gần như không gặp phải ca chấn thương nào quá nghiêm trọng. Bằng chứng là CR7 luôn ra sân trên 50 trận/mùa suốt 10 năm qua và 2 mùa giải gần nhất, anh chỉ bỏ lỡ 5 trận vì chấn thương. Bale không có được sự bền bỉ ấy khi thường xuyên bị rách cơ chân trái.
Miễn nhiễm với chấn thương: Suốt sự nghiệp, chờ chăm chỉ tập luyện và luôn giữ được tình trạng thể chất sung mãn, Ronaldo gần như không gặp phải ca chấn thương nào quá nghiêm trọng. Bằng chứng là CR7 luôn ra sân trên 50 trận/mùa suốt 10 năm qua và 2 mùa giải gần nhất, anh chỉ bỏ lỡ 5 trận vì chấn thương. Bale không có được sự bền bỉ ấy khi thường xuyên bị rách cơ chân trái.
Khát khao chinh phục: Ronaldo luôn muốn giành chiến thắng, thậm chí bị ám ảnh. Thế nên mỗi trận đấu đối với anh là một trận chung kết. Trong lịch sử, không ai có thể ra sân với sự khao khát đến cháy bóng như thế.

GARETH BALE
Tốc độ và khả năng đột phá: Những pha đi bóng với tốc độ xé gió đã trở thành thương hiệu của Bale. Không những thế, anh ngày càng cải thiện khả năng tì đè cũng như dứt điểm.

Sự hứng khởi: Bale đang hướng tới mùa giải thành công nhất trong sự nghiệp. Sau khi cùng Real vô địch Champions League, anh dẫn dắt Xứ Wales lọt vào tới tận bán kết ngay lần đầu tham dự một kỳ EURO. Với sự hứng khởi ấy, Bale có thể làm mọi thứ.

Chân trái: Không nhiều cầu thủ trên thế giới hiện tại sở hữu cái chân trái vừa khéo léo vừa có thể tung ra những cú dứt điểm uy lực như Bale. Chỉ cần để lộ một khe hở trong hàng phòng ngự hoặc một khoảng trống nhỏ, mọi đội bóng đều có thể phải trả giá với ngôi sao người Xứ Wales.
Ảnh hưởng lên trận đấu: Từ hậu vệ cánh đến tiền vệ cánh rồi tiền đạo, tầm ảnh hưởng của Bale lên các đội bóng anh khoác áo ngày càng lớn. Không còn chỉ biết chạy rồi tạt hoặc sút, Bale ngày càng thể hiện tầm ảnh hưởng bằng những pha chuyền bóng và khả năng di chuyển linh hoạt khắp mặt sân. So với một Ronaldo hiện chỉ còn hoạt động trong vòng cấm, rõ ràng Bale đang có khả năng bao quát tốt hơn.

Sút phạt: Thật vậy, kỳ EURO này, cả hai bàn thắng của Bale đều đến từ những pha đá phạt. Ronaldo tham dự 4 kỳ chưa có bàn nào. Ngoài ra, kể từ khi Bale gia nhập Real, hiệu quả trong những pha đá phạt của ngôi sao người Xứ Wales cao hơn hẳn CR7. Cụ thể, Bale có 4 bàn sau 38 cú sút phạt (tỷ lệ thành công 10%) trong khi Cristiano cần tới 138 cú đá phạt để có 10 bàn (7%).

Cô Gái Mở Đường - Bài Ca Đi Cùng Năm Tháng



Đi dưới trời khuya sao đêm lấp lánh . Tiếng hát ai vang động cây rừng. phải chăng em cô gái mở đường? không thấy mặt người chỉ nghe tiếng hát. Ơi những cô con gái đang ngày đêm mở đường hỏi em bao nhiêu tuổi mà sức em phi thường? em đi lên rừng cây xanh mở lối, em đi lên núi núi ngã cuối đầu. em đi bắt những nhịp cầu nối những con đường tổ quốc yêu thương. Cho xe thẳng tới chiến trường. Cô gái miền quê ra đi cứu nước. mái tóc xanh xanh tuổi trăng tròn, bàn tay em phá đá mở đường, gian khó phải lùi nhường em tiến bước. Em có nghe tiếng súng nới tiền phương giục lòng. Miền Nam tha thiết gọi cả nước ta lên đường. Tiếng nói Bác Hồ trong tim ngời sáng. Như sao mai lấp lánh rọi núi rừng soi cho em đắp chặng đường, trên đất quê nhà tổ quốc yêu thương ôi con đường mới anh hùng. Đêm đã về khuya sương rơi ướt áo, tiếng hát em vẫn vọng núi rừng. măc bom rơi pháo sáng mịt mùng, em vẫn mở đường để xe đi tới. Yêu biết bao cô gái đang

Trong thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, lực lượng Thanh niên xung phong đã góp một phần không nhỏ. Biết bao bài hát ca ngợi chiến công anh dũng của họ, trong đó có “Cô gái mở đường” của nhạc sĩ Xuân Giao, luôn có sức sống mãnh liệt xuyên thời gian…

Trong kháng chiến chống Mỹ, hoà chung vào khí thế “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” của các chàng trai, nhiều thiếu nữ chẳng quản thân gái dặm trường cũng xông pha ra nơi tuyến lửa. Các cô xẻ núi, phát cây, mở đường cho xe ra tiền tuyến. Bao hố bom địch cày xới cũng đã được những bàn tay con gái mảnh mai xóa lành vết thương cho những con đường ra trận. Họ là những cô TNXP, những Cô gái mở đường mà nhạc sĩ Xuân Giao ngợi ca trong bài hát cùng tên.

Câu hát mở đầu cũng là bối cảnh của bài hát: “Đi dưới trời khuya sao đêm lấp lánh, tiếng hát ai vang động cây rừng? Phải chăng em, cô gái mở đường? Không thấy mặt người chỉ nghe tiếng hát…”. Đó cũng là lời cuả một chiến sĩ đang hành quân đêm, dưới trời khuya, rừng Trường Sơn chỉ có ánh sao lấp lánh soi đường. Trong không gian ấy, vang lên một giọng hát con gái trong trẻo làm “lay động cây rừng”. Đúng là em - cô gái mở đường! Không thấy mặt nhưng anh nghe được giọng em trong trẻo cất lên, giúp xua tan bao nỗi mệt nhọc...

Em ở đâu trong giữa bạt ngàn Trường Sơn? Tuy không thấy mặt nhưng chàng chiến sĩ trẻ cũng hình dung ra chủ nhân cuả giọng hát trong veo ấy… “Em đi lên rừng - cây xanh mở lối, em đi lên núi - núi ngả cúi đầu…” Các cô gái TNXP thời đạn bom khói lửa ấy đã bắc bao nhịp cầu, lấp bao hố bom, bao lần thông đường để xe bộ đội qua, để bước chân các anh thêm vững chắc.

… Kháng chiến thành công, người còn người mất, người vĩnh viễn nằm lại chiến trường như 10 cô gái Ngã ba Đồng Lộc. Có cô gửi lại một phần thân thể nơi chiến trường, có người mang trong mình nỗi đau da cam… Và tuổi xuân qua đi không thể nào lấy lại được...

Bài hát sáng tác năm 1966. Gần 50 năm trôi qua nhưng mỗi khi nghe giai điệu của "Cô gái mở đường" vang lên cùng “Bài ca Trường Sơn” của Trần Chung, “Bài ca bên cánh võng” của Nguyên Nhung, “Chào em cô gái Lam Hồng” của Ánh Dương, “Đường tôi đi dài theo đất nước” của Vũ Trọng Hối... chắc hẳn mỗi người trong chúng ta lại thấy rất đỗi tự hào.

Đặc biệt “Cô gái mở đường” khi vang lên trước vong linh những nữ liệt sĩ thanh niên xung phong, như một nén tâm nhang ca ngợi công lao cuả các chị. Bài ca ấy khi vang lên giữa đời thường vẫn mãi là bản anh hùng ca về những con người quả cảm. Và lực lượng Thanh niên xung phong luôn vẹn nguyên niềm tự hào rằng, cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta giành được thắng lợi hoàn toàn, có công sức đóng góp một phần không nhỏ cuả các chị - những Cô gái mở đường năm xưa….

Trên công trường rộn tiếng ca - Biểu diễn Anh Thơ và Trọng Tấn


Có một bài hát rất hay mô tả về cuộc sống sôi động của những kỹ sư xây dựng trên công trường mà vì nó quá nổi tiếng, thân thuộc nên rất ít người hiểu cặn kẽ về nó. Đó chính là bài hát Trên công trường rộn tiếng ca. Bài hát ca ngợi những kỹ sư xây dựng trẻ tốt nghiệp đại học xây dựng những năm 70 cùng xung phong tham gia xây dựng nhà máy nhiệt điện Ninh Bình tại thành phố Ninh Bình tỉnh Ninh Bình năm 1973.


Nhạc sĩ Ngô Quốc Tính quê gốc ở Bình Lục- Hà Nam Ninh (hiện nhà nhạc sĩ Ngô Quốc Tính ở xã Phật Tích, Tiên Du), sinh năm 1943 ở Hà Nội trong gia đình có học. Sau đó cụ thân sinh chuyển gia đình về quê sống bằng nghề nông và cụ dạy học ở trường làng. Học xong cấp 3 ông lên Hà Nội tự kiếm sống bằng nhiều nghề khác nhau để thi vào trường Mỹ thuật. Học vẽ nhưng ông thích cả âm nhạc nên tự học thêm cả nhạc lý và chơi đàn. Bằng sự nhạy cảm, năng khiếu cá nhân ông đã bắt đầu sáng tác ca khúc ngay từ thời thanh niên sôi nổi ấy. Học xong trường Mỹ thuật ông về công tác ở quận Ba Đình, đến năm 1966 ông trở thành hội viên sáng lập Hội Văn học - Nghệ thuật Hà Nội. 

Năm 1968 nhạc sỹ về công tác ở tỉnh Ninh Bình. Năm 1970-1971 ông là Chỉ đạo nghệ thuật dẫn Đoàn văn công xung kích tỉnh Ninh Bình vào Nam phục vụ ở các chiến trường B-C. Những ngày lăn lộn ở chiến trường ác liệt này đã cấp cho ông những cảm hứng nghệ thuật lớn về Tổ quốc, về nhân dân để ông đưa vào tác phẩm, từ đó có sự bứt phá tạo nên tên tuổi cá nhân đậm dấu ấn trong lòng công chúng.

Năm 1973, sau khi Việt Nam ký Hiệp định Pari, nhiều công trình trọng điểm được xây dựng trong đó có nhà máy nhiệt điện tỉnh bên nú Ngọc Mỹ Nhân. Nhạc sỹ đã đến thăm công trường xây dựng Nhà máy nhiệt điện Ninh Bình, trước sự tấp lập hồ hởi của những kỹ sư trẻ và người lao động trên mảnh đất cố đô lịch sử, ông đã có cảm xúc viết nên tác phẩm Trên công trường rộn tiếng ca. Đây là một tác phẩm khá hay viết về đề tài xây dựng và Ninh Bình. Bài hát đã trở lên nổi tiếng và nhanh chóng lan tỏa từ vùng đất cố đô đến mọi miền tổ quốc.

Sa Pa Nơi Gặp Gỡ Đất Trời (FullHD) - Tân Nhàn - Tuấn Anh



Bồng bềnh, bồng bềnh mây trắng, thấp thoáng lô nhô rừng cây
Long lanh trong xanh dòng suối, dập dìu sắc màu chợ phiên
Ngọt ngào cành lê em hái, đào xuân chúm chím anh say
Ngọt gào sương giăng lối phố, xốn xang nhịp váy đung đưa

Vang tiếng khèn chàng xuống chợ, hẹn gặp ai mà sao vui thế
Tiếng đàn môi em nói điều gì cho ta ngồi bên nhau đêm nay
Sapa chiều nghiêng huyền thoại, mặt trời mọc lên từ má em
Phố nhỏ hiện lên từ trong mây, ơi Sapa nơi gặp gỡ đất trời
Bốn mùa hoa trái và mùa con trái hát gọi con gái
Đắm say phiên chợ, anh về cùng em

Vang tiếng khèn chàng xuống chợ, hẹn gặp ai mà sao vui thế
Tiếng đàn môi em nói điều gì cho ta ngồi bên nhau đêm nay
Sapa chiều nghiêng huyền thoại, mặt trời mọc lên từ má em
Phố nhỏ hiện lên từ trong mây, ơi Sapa nơi gặp gỡ đất trời
Bốn mùa hoa trái và mùa con trái hát gọi con gái
Vấn vương bao người , ai về cùng Sapa

Gặp nhau trong rừng mơ (Tân Nhàn - Trọng Tấn)



Mặt trời hồng lưng vách núi
Lững lờ làn mây trắng
Con chim gì mà hót vui
Vang cả cánh rừng

Vui chân, vui chân, ta cùng xuống chợ
Bướm trắng bay quanh bên những rừng mơ
Kìa một chàng trai mắt sáng từ đường mòn vách núi
Anh vui gì mà sáo bay vang cả cánh rừng
Vui chân, vui chân
Ta cùng xuống chợ
Bướm trắng bay quanh bên những rừng mơ
Xuống chợ, xuống chợ, ngại ngùng gì hỡi em
Xuống chợ, xuống chợ, xuống chợ với em
Ái là

Chàng trai khôi ngô ghê.
Ô! giọng của chàng hay quá
Ớ.. mà sáo chàng hay quá!
Đường xa nắng đổ mà chúng em vẫn vui
Vui chân vui chân mà chẳng nói được gì
Trong ngực em (ái là) như có tiếng ngựa phi.
Chào những người con gái có nụ cười đẹp quá
Em vui gì mà líu lo như đàn chim trời
Mây bay lang thang trên đỉnh núi xa mờ
Anh đây như mây bên túi đầy thơ
Xuống chợ, xuống chợ, ngại ngùng gì hỡi em
Xuống chợ, xuống chợ, xuống chợ với em
Ái là
Chàng trai khôi ngô ghê.
Ô! giọng của nàng hay quá
Ớ.. mà sao nàng xinh quá
Màu xanh tím đỏ nhảy nhót trong mắt em
vui chân vui chân mà chẳng nói được gì
Trong ngực em ái là như có tiếng ngựa phi

Ô! Chợ của mình vui quá!
Ô! mà sáo chàng hay quá!
Đường xa nắng đổ mà chúng em vẫn vui
Vui chân vui chân mà chẳng nói được gì
Trong ngực em (ái là) như có tiếng ngựa phi.
Mặt trời lặn sau vách núi
Chợ về chiều đã vắng
Chia tay lòng còn vấn vương
Chưa kịp nói năng gì
Hẹn ngày chợ sau tới nhé
Lại gặp rừng mơ ấy
Trên con đường mòn núi cao
Bóng chàng xa mờ…
Trên con đường mòn núi cao
Bóng chàng xa mờ…
Trên con đường mòn núi cao
Bóng chàng mờ xa…

Thơ tình của núi - Tân Nhàn và Tuấn Anh



Thơ tình của núi - Tân Nhàn và Tuấn Anh

Bản em lưng chừng núi, lưng chừng đèo, Từng bậc thanh lên suống như cung đàn.. ngân dài, Một lần đi tuần tra anh tới, Gặp em bên suối hát gì? Mà rưng ban nở trắng xinh Cùng lắng nghe em hát, những yêu thương cuộc đời Để lại bao thương nhớ trong lòng mình Một cô gái miền núi đã thắp ngọn lửu tình
Rồi một hôm anh ghé qua thăm bản
Tìm gặp em cô gái nhen ngọn lửu tim mình
Từ xa em đã thấy tôi, rời cuộ vui em tới
Em trao tôi vòng nhỏ
Và từ đây người lính có thơ tình
Tìm người thương thì hãy qua thác ghềnh ..sẽ gặp
Một rừng ban nở trắng xinh, một tình yêu tôi có... nơi núi rừng mờ xa.

RAU NGÓT RỪNG CÓ TÁC DỤNG GÌ?

Trước đây, bộ đội hành quân trên đường Trường Sơn thường phơi khô để dành, khi nấu canh các loại rau rừng thì cho vào nồi canh mấy ngọn rau sắng thay mì chính. Vì dinh dưỡng rất cao, ngon ngọt đậm đà, rau sắng ăn rất bổ cho những phụ nữ mới sinh và người mới ốm dậy, nó còn được coi là một vị thuốc chữa bệnh đường ruột rất tốt.

Rau ngót rừng - Cây rau sắng (hay còn gọi là cây mì chính, cây rau ngót rừng...), thuộc loại cây thân mộc, mọc tự nhiên trên những vách đá của những vùng núi có độ cao so với mặt nước biển từ 100m trở lên, là loại cây ưa ánh sáng.

Lá, chồi non của cây rau sắng trông xanh thẫm, óng ả, mỡ màng, có hàm lượng protein và acid amin cao hơn hẳn các loại rau khác. Theo phân tích, trong 100g rau sắng có khoảng 6,5 - 8,2g protit, 0,23g lysin, 0,19g methionin, 0,08g tryptophan, 0,25g phenylanalin, 0,45g treonin, 0,22g valin, 0,26g leucin và 0,23g isoleucin, 11,5 mg vitamin C, 0,6 mg caroten ... Như vậy, hàm lượng dinh dưỡng của rau sắng cao gấp nhiều lần rau ngót và đậu ván. Bởi vậy, đây là loại rau khi nấu canh ăn rất ngọt nước. Trước đây, khi bộ đội hành quân trên đường Trường Sơn thường lấy lá phơi khô để dành, khi nấu canh các loại rau rừng thì cho vào nồi canh mấy ngọn rau sắng thay mì chính. Chính vì hàm lượng dinh dưỡng rất cao, ngon ngọt đậm đà, rau sắng ăn rất bổ cho những phụ nữ mới sinh và người mới ốm dậy, nó còn được coi là một vị thuốc chữa bệnh rất tốt.

Rau sắng, bao gồm cả lá non và các đọt thân, thường được sử dụng để nấu canh. Bát canh rau sắng có thể nấu với một trong các nguyên liệu thịt lạc xay, nước luộc gà, xương lợn, tôm nõn giã nhỏ, giò sống, thịt gà, cá rô, cá quả ...v.v. mỗi thứ một vị nhưng đều rất thơm ngon và bổ dưỡng. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của những người sành ăn, chỉ khi nấu canh suông người ta mới cảm nhận hết những giá trị của thứ rau xanh mọc giữa trời, đất, gió và núi này. Đun nồi nước sôi, gia chút muối ăn và nếm thấy vừa vặn thì cho nắm lá rau sắng cùng các đọt thân đã rửa sơ vào nước, chờ nước sôi lại rồi bắc ra ngay, không nên nấu nát quá tuy làm nước ngọt hơn nhưng rau lại bã, ăn mất ngon. Đặc biệt, không nên bỏ thậm chí cả những đọt thân hơi già và không cần dùng mì chính cho món canh này. Chậm rãi nhai từng chiếc lá, từng đọt ngọt để cảm nhận được vị bùi, vị ngọt, mùi hương thoang thoảng mát mát của chất đạm thực vật thật khó tả.

Nhữn cây rau sắng đực cho những chùm rồng rồng, những chùm rồng rồng cùng với hoa, nụ và quả non của cây sắng khi nấu canh ăn còn ngon ngọt hơn cả lá non. Tuy nhiên, những chùm hoa này, cùng với những đọt thân non to mập, không chỉ nấu canh mà hợp hơn cả là xào với thịt bò đã ướp với chút nước mắm và gừng tỏi.

Quả sắng chín ăn ngọt như mật ong nhưng hơi rát lưỡi. Người ta thường tách vỏ để lấy hạt ninh với xương thành món canh vừa ngon ngọt, vừa bổ dưỡng.
Rau sắng trong thi ca

Thi sĩ Tản Đà là một người rất mê rau sắng. Trong Lễ hội chùa Hương xuân Nhâm Tuất, tháng 1 năm 1923 do không đi được lễ hội, ông đã cho đăng bài Rau sắng chùa Hương trên Chuyện thế gian 1:

Muốn ăn rau sắng chùa Hương
Tiền đò ngại tốn con đường ngại xa
Mình đi ta ở lại nhà
Cái dưa thì khú cái cà thì thâm.

Sau hội chùa Hương năm đó, Tản Đà nhận được một bưu kiện gửi từ Phủ Lý. Mở ra là một bó rau sắng chùa Hương còn tươi nguyên, vì bưu phẩm không có tên người gửi, chỉ thấy bài họa đề Đỗ Tang nữ bái tặng:

Kính dâng rau sắng chùa Hương
Tiền đò đỡ tốn con đường đỡ xa
Không đi thời gửi lại nhà
Thay cho dưa khú cùng là cà thâm.

Về việc này làm Tản Đà mất nhiều công điều tra tìm hiểu. Sau mới biết đây là cô gái có tên Đỗ Thị Song Khê,(em nữ sĩ Tương Phố) biệt hiệu là Song Khê, quê huyện Cẩm Khê Hưng Yên, làm việc ở Hà Nam, sau này sang sống và mất trên đất Mỹ. Rồi ông cho đăng bài thơ họa của Đỗ Thị Song Khuê trên Truyện thế gian (tháng 11 năm 1923) cùng với bài thơ cảm ơn của mình nhan đề Nguyễn Khắc Hiếu bái tạ

Mấy lời cảm tạ tri âm
Đồng bang là nghĩa đồng tâm là tình
Đường xa rau vẫn còn xanh
Tấm lòng thơm thảo bát canh ngọt ngào
Yêu nhau xa cách càng yêu
Dẫu rằng suông nhạt càng nhiều chứa chan
Nước non khuất nẻo ngư nhàn
Tạ lòng xin mượn thế gian đưa tình.

Đây là một câu chuyện hoàn toàn có thật, theo thời gian nó thành giai thoại rau sắng chùa Hương, cũng là giai thoại về tình yêu trong tâm khảm của thi nhân với người sơn nữ, đã trở thành lời tôn vinh hết mực món rau đặc biệt này, khiến rau sắng mọc ở đất Phật Hương Sơn được bạn bè xa gần biết đến như một món quà quê nhà bình dị mà đặc sắc.

MĂNG RỪNG NA HANG HƯƠNG VỊ VÙNG CAO

Măng rừng được người dân Na Hang thu hoạch nhiều vào tháng 7 tháng 8 từ những rừng tre, rừng nứa trên những dãy núi cao, măng là thực phẩm ưa thích của người dân bản địa và được chế biến thành những món ăn ngon như măng nhồi thịt, canh măng xương, măng chua nấu cá, măng cuốn hay măng được phơi khô đóng gói gửi về miền xuôi. Là thứ cây mọc hoang dã trong rừng, măng cải thiện bữa ăn hàng ngày, măng giúp người dân có thêm thu nhập, có dịp được đi du lịch tại huyện vùng cao của tỉnh Tuyên Quang này, quý khách nếu may mắn sẽ được thưởng thức món măng rừng tự nhiên đậm vị ngọt của đất, thoảng hương của rừng và măng mang trong nó sự nhọc nhằn chịu thương chịu khó, vượt núi băng rừng của người dân mang về những sản phẩm của thiên nhiên đến với chúng ta 

Mẹo khử độc trong măng
Tuy vậy, trong măng chứa nhiều glucid. Chất này khi kết hợp với vị chua trong dạ dày sẽ tạo ra một loại axit có khả năng gây ngộ độc nếu ăn quá nhiều. Thế nhưng các bà nội trợ đừng quá lo lắng vì độc chất trong măng sẽ bay hơi dễ dàng khi được nấu sôi.

Để loại bỏ những độc tố có trong măng, sau khi xắt lát mỏng nên đem luộc qua với nước sôi trong khoảng 10 phút. Trong quá trình luộc không nên đậy nắp nồi, để các độc chất trong măng theo hơi nước sôi bay ra ngoài. Sau đó, vớt măng ra và rửa lại dưới vòi nước lạnh. Cách làm này không những giúp khử hết độc tố mà còn làm giảm đáng kể vị đắng của măng. Dẫu vậy, cũng có một lưu ý nho nhỏ là với những món hầm hoặc lẩu, do thời gian nấu lâu nên đừng xắt măng quá mỏng, sau nhiều lần luộc sẽ làm măng mềm nhũn, mất đi cái giòn giòn, sần sật hấp dẫn.




Rau bò khai và những công dụng tuyệt vời

Rau bò khai và những công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe của mọi người!
Rau bò khai là loại rau được mọc tự nhiên, những người dân vùng cao không tự trồng mà nó mọc tự nhiên ở bìa rừng, khi người dân đi rẫy họ thường tranh thủ hái thêm một gùi rau bò khai về chế biến thành món ăn.

Rau bò khai là đặc sản hòa quyện giữa hương đất rừng và tiết trời chớm xuân ở miền núi. Ngoài giá trị dinh dưỡng, rau bò khai còn được coi là loại rau quý giúp tăng cường sức khỏe. Trong 100gr lá cây bò khai chứa 78,8gr nước; 6gr protein; 7,5gr xơ; 138mgr calci; 40,7mg phospho; 2,6mgr carotene và 60mgr vitamin C.

Rau được lựa chọn kĩ các ngọn tươi ngon, đem vò kĩ, rửa sạch để khử mùi khai rồi nấu canh. Rau bò khai có thể chế biến thành nhiều món hấp dẫn khác nhau như rau bò khai xào tỏi :
– Rau bò khai rửa sạch, để ráo nước
– Đổ dầu vào chảo đun nóng
– Tỏi được dập, băm nhỏ cho vào chảo và đảo đều
– Cho rau bò khai vào chảo và thêm gia vị vừa ăn
Khi xào nhanh và đều tay cho rau chín đều.

Ngoài ra còn có có thể dùng rau bò khai ăn cùng mỳ tôm, luộc chấm mắm.
Hoặc rau bò khai có thể kết hợp cùng rau bò khai thành một món canh thập cẩm như tôm, cá thành món canh tập tàng ngọt mát, thanh tao, bổ dưỡng giúp cơ thể nhanh chóng lấy lại sức lực sau một ngày lao động mệt mỏi
Điều đặc biệt của loại rau rừng này là dù có giá trị dinh dưỡng cao và ngon miệng nhưng sau khi ăn thường có mùi khai.

Theo kinh nghiệm dân gian, đồng bào miền núi thường lấy và sử dụng toàn thân cây bò khai từ thân cành, lá còn tươi hoặc đã phơi khô để sắc nước uống chữa viêm gan do siêu vi thường gặp ở phụ nữ và trẻ em; dùng nước sắc cây bò khai đều đặn để tán sỏi ở người bị sỏi thận.

Thân và lá của rau bò khai có vị hơi đắng, tính bình, đi vào can, thận và đường niệu. Sau khi hái lá và ngọn non, dùng làm rau ăn, phần thân cành có thể băm nhỏ từng đoạn 2 - 3cm, phơi khô dùng dần chữa tê thấp và sốt. Người dùng nếu là phụ nữ và trẻ em có thể đem bò khai đun sôi với nước để uống hạ sốt vào mùa hè hoặc chứng đau tê thấp vào mùa lạnh. Đàn ông có thể đem thân cành để ngâm rượu dùng giúp tăng cường sinh lực. 

Lá và ngọn non của cây bò khai ngoài việc mang tới hương vị thơm ngon và mới lạ cho người thưởng thức còn giúp chữa chứng đái rắt, đái vàng, phù thận. Những người bị mệt mỏi do công việc hoặc sức khỏe kém, chán ăn, ăn không ngon có thể dùng canh nấu hoặc nước sắc cây rau bò khai để cải thiện sức khỏe.

Riêng một góc trời - Tuấn Ngọc



Tình yêu như nắng, nắng đưa em về, bên giòng suối mơ Nhẹ vương theo gió, gió mang câu thề, xa rời chốn xưa Tình như lá úa, rơi buồn, trong nỗi nhớ Mưa vẫn mưa rơi, mây vẫn mây trôi, hắt hiu tình tôi Người vui bên ấy, xót xa nơi này, thương hình dáng ai Vòng tay biếc nuối, bước chân âm thầm, nghe giọt nắng phai Đời như sương khói, mơ hồ, trong bóng tối Em đã xa xôi, tôi vẫn chơi vơi, riêng một góc trời Người yêu dấu, người yêu dấu hỡi Khi mùa xuân vội qua chốn nơi đây Nụ hôn đã mơ say, bờ môi ướt mi cay, nay còn đâu Tìm đâu thấy, tìm đâu thấy nữa Khi mùa đông về theo cánh chim bay Là chia cách đôi nơi, là hạnh phúc rã rời, người ơi Một mai em nhé, có nghe Thu về, trên hàng lá khô Ngàn sao lấp lánh, hát câu mong chờ, em về lối xưa Hạ còn nắng ấm, thấy lòng sao buốt giá Gọi tên em mãi, trong cơn mê này, mình nhớ thương nhau

Tiểu sử của ca sĩ Tuấn Ngọc
Tên thật: Lữ Anh Tuấn
Ngày sinh: 1947
Thể loại: Việt Nam, Nhạc Trữ Tình, Nhạc Trịnh
Quốc Gia: Việt Nam
Thông tin chi tiết
Tuấn Ngọc (sinh năm 1947) tên thật là Lữ Anh Tuấn là một ca sĩ người Việt nổi tiếng. Anh được xem như một trong những giọng ca nam xuất sắc nhất của tân nhạc Việt Nam.
Tuấn Ngọc sinh ra trong một gia đình nghệ sĩ. Cha của Tuấn Ngọc là nghệ sĩ Lữ Liên, thành viên ban nhạc hài hước AVT. Các anh chị em của Tuấn Ngọc đều là những ca sĩ tên tuổi: Bích Chiêu, Anh Tú, Khánh Hà, Thúy Anh, Lan Anh, Lưu Bích.
Tuấn Ngọc đi hát từ rất sớm. Từ khi lên 4 tuổi, anh đã hát trong những chương trình thiếu nhi trên đài phát thanh, cùng thời với những “thần đồng” Quốc Thắng và Kim Chi. Thời gian sau đó anh cộng tác với chương trình dành riêng cho thiếu nhi của cặp nghệ sĩ Kiều Hạnh và Phạm Đình Sỹ. Năm 13 tuổi anh đã theo chân các nghệ sĩ lớn tuổi đi hát tại những câu lạc bộ Mỹ, khi còn trong thời kì thưa thớt tại Sài Gòn.
Những năm cuối thập niên 1960, khi phong trào nhạc trẻ phát triển cực thịnh, Tuấn Ngọc bắt đầu được biết đến nhiều với những nhạc phẩm tiếng Anh. Tới đầu thập niên 1970, anh tham gia vào hai ban nhạc lớn nhất thời bấy giờ đó là The Strawberry Four và The Top Five.
Sau 1975, Tuấn Ngọc rời Việt Nam và định cư tại nam California. Một thời gian sau anh qua sống tại Hawaii và trình diễn cho nhiều câu lạc bộ và khách sạn tại đây. Đến giữa thập niên 1980 anh trở lại California và bắt đầu thành công.
Tuấn Ngọc nổi tiếng qua những nhạc phẩm trữ tình. Với giọng ca và cách diễn tả đặc biệt, anh giành được sự đánh giá cao của giới chuyên môn cũng như sự hâm mộ của công chúng yêu nhạc. Những nhạc sĩ Ngô Thụy Miên, Vũ Thành An, Từ Công Phụng… nhận xét rằng giọng ca Tuấn Ngọc rất thích hợp với những sáng tác của họ. Trịnh Công Sơn cũng xem Tuấn Ngọc là giọng ca nam hát những nhạc phẩm của ông thành công nhất.
Tuấn Ngọc được nhiều người xem như một giọng ca nam “tượng đài” của nền tân nhạc Việt Nam. “Trường phái Tuấn Ngọc” đã ảnh hưởng tới nhiều ca sĩ thế hệ sau cả ở hải ngoại cũng như trong nước như Nguyên Khang, Trần Thái Hòa, Quang Dũng, Xuân Phú…
Tuấn Ngọc thành hôn với ca sĩ Thái Thảo, con gái nhạc sĩ Phạm Duy.
Gần đây anh có về Việt Nam biểu diễn nhiều lần và đã thu âm hai album tại Việt Nam: Hãy Yêu Nhau Đi 2 và Chiều nay không có em. Đêm diễn chính thức đầu tiên của Tuấn Ngọc diễn ra vào đầu tháng 4 năm 2006 với khoảng 500 khách mời, tại khách sạn Sheraton Saigon. Sau đó là hai đêm diễn khá thành công tại Nhà hát Hòa Bình, Quận 10, vào tháng 8 năm 2006.
Năm 2012, Chương trình In The Spotlight số 1 “Riêng một góc trời” của Tuấn Ngọc diễn ra trong ba đêm tại Nhà hát Lớn Hà Nội. Mặc dù đã từng trở về Hà Nội biểu diễn nhiều lần, nhưng In The Spotlight số 1 “Riêng một góc trời” là liveshow hoành tráng đầu tiên của Tuấn Ngọc mà anh từng ấp ủ trước đó. Trong chương trình này, Tuấn Ngọc đã kể lại câu chuyện ca hát của cuộc đời mình qua những dấu mốc quan trọng.
Hiện nay, tại Việt Nam, có vài ca sĩ được công nhận là “rất gần” với phong cách nhạc của Tuấn Ngọc, đó là Quang Dũng, Xuân Phú và Đình Nguyên.

VỀ ĐÂU MÁI TÓC NGƯỜI THƯƠNG - TRẦN QUANG ĐẠI



Hồn lỡ sa vào đôi mắt em
Chiều nao xõa tóc ngồi bên rèm
Thầm ước nhưng nào đâu dám nói
Khép tâm tư lại thôi
Đường hoa vẫn chưa mở lối

Đời lắm phong trần tay trắng tay
Trời đông ngại gió lùa vai gầy
Lầu kín trăng về không lối chiếu
Gác cao ngăn niềm yêu, thì thôi mơ ước chi nhiều

Bên nhau sao tình xa vạn lý,
Cách biệt mấy sơn khê
Ngày đi mắt em xanh biển sâu, mắt tôi rưng rưng sầu
Lặng nghe tiếng pháo tiễn ai qua cầu

Đường phố muôn màu sao thiếu em
Về đâu làn tóc xõa bên rèm
Lầu vắng không người song khép kín
Nhớ em tôi gọi tên, chỉ nghe tiếng lá rơi thềm.

Tiểu sử ca sĩ Trần Quang Đại

Sinh ngày 19/05, là người con thứ 3 trong gia đình thuần nông ở Ninh Bình.
Nổi tiếng nhờ cuộc thi X-Factor (Nhân tố bí ẩn).

Từ bé Đại đã có những biểu hiện của những người nghệ sĩ, đó là khả năng ca hát, Đại “nhiễm” ca hát từ chính người bố của mình. Hồi 8 tuổi, Đại rất thích hát karaoke. Dù bố mẹ ngăn cấm, bắt tập trung học hành nhưng Đại ngày nào cũng vẫn lén lút đi hát, hễ ở đâu có chương trình văn nghệ lập tức tham gia ngay. Bố biết Đại đam mê ca hát đến vậy, nên quay sang ủng hộ nhiệt tình. Tuy nhiên, gia cảnh khốn khó, lại gặp nhiều biến cố đổ xuống gia đình nên cũng không có điều kiện lo cho đam mê của Đại. Lúc đó, Đại lại mắc bệnh phải chữa trị rất nhiều tiền. Khỏe lại, ai cũng mừng, nhưng món nợ vẫn còn đó. Quyết định thay đổi cái nghèo, Đại nghỉ học, xin bố để ra Hà Nội để học sửa xe.

Không từ bỏ đam mê của mình, Đại mới tâm sự với bố, bố nói: “cách duy nhất là vào Sài Gòn, cơ hội nhiều hơn”. Nghe lời bố, ngay hôm sau, buổi sáng ngày 20/11/2001 là cái mốc không thể quên trong đời của Đại – rời Ninh Bình đón xe vào miền Nam.

Vào TP.HCM với 5 ngàn đồng trong túi, Đại ở nhờ nhà người quen đúng 3 ngày rồi đi tìm việc. Đầu tiên, Đại làm cho xưởng in lụa, mức lương 300 ngàn đồng/tháng. Quá ít ỏi để lo cho cuộc sống thường nhật tại nơi đô hội này, Đại chuyển sang học nghề làm băng hình video, bán đĩa dạo rồi làm đá hoa cương,…

Vất vả trăm bề nhưng nhưng Đại chưa bao giờ nghĩ đến việc từ bỏ ca hát. Lúc làm việc ngoài công trường, lúc đi đường hay nằm ngủ đều không ngừng nhẩm miệng hát những ca khúc yêu thích. Bấy giờ Đại thường xuyên đi bộ đến Trung tâm văn hóa quận 5, quận 12,… xem các ca sĩ biểu diễn và tham gia hát tập thể cho các đoàn văn nghệ.

Cũng chính nhờ những tháng ngày lang thang khắp nhà văn hoá này, Đại có cơ hội tham gia các cuộc thi văn nghệ. Năm 2009, Đại được hát song ca với ca sĩ Cẩm Ly nhưng cơ hội chưa đến. Cùng năm nay, bất hạnh lớn nhất đời Đại ập đến: bố xuất huyết não tử vong. Trước lúc mất, bố còn nói: “Ước gì cho thằng Đại đi hát, lương thấp nhưng nhàn thân”.

Mấy năm sau đó, chắc nhờ sự cố gắng và nhờ bố phù hộ, Đại đã liên tiếp đạt được những giải thưởng cao ở các cuộc thi văn nghệ cấp quận, huyện và thành phố rồi giải thưởng trong các cuộc thi tiếng hát do Đài Tiếng nói nhân dân TP.HCM tổ chức, thi song ca cùng thần tượng với cô Hương Lan, giải 3 liên hoan dân ca TP.HCM

Nhờ những cố gắng trên, Đại được anh em, bạn bè và nhất là chủ phòng trà đồng ý, Đại đã được hát với chính niềm đam mê của mình. Cơ duyên nối tiếp nhau, đến đầu năm 2014, Đại được một người bạn giới thiệu thi X-Factor (Nhân tố bí ẩn). Nhờ cuộc thi này, Đại học hỏi được rất nhiều điều trong chuyên môn và không ngừng cố gắng, rèn luyện để hát thật tốt, mang đến cho người yêm nhạc những sản phẩm tốt nhất.

Dòng nhạc Đại như đã ngấm vào máu và theo Đại cả đời đó chính là Bo-le-ro. Bolero là một điệu nhạc của Châu Mỹ La Tinh được sử dụng phổ biến trong các bài hát tại miền nam Việt Nam từ thập niên 50 và phát triểnmạnh ở những năm 60 – 70 của thế kỷ XX với một số ca khúc tiêu biểu như Những đồi hoa sim (Dũng Chinh- phổ thơ Hữu Loan) Nửa đêm ngoài phố (Trúc Phương), Về đâu mái tóc người thương, Áo em chưa mặc một lần (Hoài Linh), Xuân này con không về (Trịnh Lâm Ngân), Không giờ rồi (Vinh Sử)…. rồi cứ thế phát triển cho đến bây giờ.
Hơn ai hết, mỗi khi cất tiếng hát lên, Đại cảm nhận được những giai điệu, ca từ, cảm xúc do chính dòng nhạc này đem lại. Quang Đại xin được đồng hành cùng quý vị yêu âm nhạc gần xa!

Những lời dạy của Bác Hồ với thanh niên

Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ vĩ đại, Người Thầy, Người Cha, Người Anh kính yêu của biết bao thế hệ người dân Việt Nam. Cả cuộc đời Người dành trọn vẹn tình cảm, sự yêu thương của mình cho toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta, đặc biệt là lớp lớp thế hệ thanh niên - lực lượng xung kích trên các mặt trận, “rường cột” của quốc gia. Trong không ít những bức thư, những bài báo, bài thơ và bài nói chuyện với thanh niên, Bác đã gửi gắm những lời dạy chân thành và sâu sắc. Đó là ngọn đèn soi sáng cho mỗi hành động, mỗi bước đi để thanh niên Việt Nam vững bước tiến lên theo con đường mà Đảng và Bác kính yêu đã lựa chọn. 

Năm 2011 là năm được Đảng và Nhà nước chọn làm Năm Thanh niên, cũng là năm kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Nhân dịp này, xin được trích dẫn những lời dạy mà lúc sinh thời Bác đã dành cho các thế hệ thanh niên Việt Nam.

1. Hỡi Đông Dương đáng thương hại! Người sẽ chết mất, nếu đám thanh niên già cỗi của Người không sớm hồi sinh”.
(Thư gửi Thanh niên An Nam, 1925)

2.“… ngày nay chúng ta phải xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên để lại cho chúng ta, làm sao cho chúng ta theo kịp các nước khác trên toàn cầu. Trong công cuộc kiến thiết đó, nhà nước trông mong chờ đợi ở các em rất nhiều. Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai cùng các cường quốc năm châu được hay không chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”.
(Thư gửi các em học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, tháng 9/1945).

3. “Hỡi anh chị em thanh niên Nam Bộ!
Tôi thề cùng các bạn giữ vững nền độc lập tự do của nước Việt Nam. Dẫu có phải hy sinh đến nửa số dân tộc, ta cũng quyết hy sinh. Cuộc kháng chiến tự vệ chính nghĩa của dân tộc Việt Nam phải toàn thắng”.
(“Lời kêu gọi thanh niên Nam Bộ”, ngày 30/10/1945)

4..“Một năm khởi đầu từ mùa xuân. Một đời khởi đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội”.
(Thư gửi thanh niên và nhi đồng toàn quốc nhân dịp Tết Nguyên đán năm 1946)

5.“… Nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh một phần lớn là do các thanh niên. Thanh niên muốn làm chủ tương lai cho xứng đáng thì ngay hiện tại phải rèn luyện tinh thần và lực lượng của mình, phải làm việc để chuẩn bị cái tương lai đó”.
(“Thư gửi các bạn thanh niên”, ngày 12/8/1947)

6. “Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên”.
(Bài thơ Bác tặng Đơn vị thanh niên xung phong 312 làm đường tại xã Cẩm Giàng, Bạch Thông, Bắc Kạn, ngày 28/3/1951)

7. “Ưu điểm của thanh niên ta là hăng hái, giàu tinh thần xung phong. Khuyết điểm là ham chuộng hình thức, thiếu thực tế, bệnh cá nhân, bệnh anh hùng. Rất mong toàn thể thanh niên ta ra sức phát triển những ưu điểm và tẩy sạch những khuyết điểm ấy. Huy hiệu của thanh niên ta là “tay cầm cờ đỏ sao vàng tiến lên”. Ý nghĩa của nó là: phải xung phong làm gương mẫu trong công tác, trong học hỏi, trong tiến bộ, trong đạo đức cách mạng. Thanh niên phải thành một lực lượng to lớn và vững chắc trong công cuộc kháng chiến và kiến quốc. Đồng thời phải vui vẻ, hoạt bát. Bác mong mỗi cháu và toàn thề các cháu nam nữ thanh niên cố gắng làm tròn nhiệm vụ, để xứng đáng với cái huy hiệu tươi đẹp và vẻ vang ấy”.
(Thư gửi thanh niên, tháng 4/1951, Hồ Chí Minh toàn tập)



8. “Kháng chiến càng tiến tới, công việc ngày càng nhiều, chúng ta cần củng cố và phát triển Ðội TNXP để bảo đảm thêm công việc kháng chiến và đào tạo cán bộ sau này. Nhiệm vụ của Ðội TNXP là xung phong mọi việc bất kỳ việc khó, việc dễ và phục vụ đến ngày kháng chiến thành công. Ðó là nhiệm vụ rất vẻ vang của thanh niên”.
(“Ðội Thanh niên xung phong” đăng trên Báo Nhân Dân số 147, 1953)

9. “Nhiệm vụ của thanh niên không phải là hỏi nước nhà đã cho mình những gì. Mà phải tự hỏi mình đã làm gì cho nước nhà? Mình phải làm thế nào cho ích lợi nước nhà nhiều hơn? Mình đã vì lợi ích nước nhà mà hy sinh phấn đấu chừng nào?”
(Bài nói chuyện với sinh viên và thanh niên trong Lễ khai mạc Trường Đại học Nhân dân Việt Nam ngày 19/11/1955)



10.“Tính trung bình thanh niên chiếm độ 1 phần 3 tổng số nhân dân – tức là một lực lượng to lớn. Lực lượng to lớn thì phải có nhiệm vụ to lớn”
(“Nhiệm vụ của thanh niên ta”, báo Nhân dân ngày 20/12/1955)

11. “Người ta thường nói: Thanh niên là người chủ tương lai của nước nhà. Để thật xứng đáng là người chủ của một nước xã hội chủ nghĩa, thanh niên ta quyết tâm thực hiện mấy điều sau đây: 
- Phải thấm nhuần đạo đức cách mạng tức là khiêm tốn, đoàn kết, thực hành chủ nghĩa tập thể, thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau, người tiên tiến thì giúp đỡ người kém, người kém phải cố gắng để tiến lên, ra sức cần kiệm xây dựng nước nhà. 
- Phải nghiêm khắc chống chủ nghĩa cá nhân như tự tư tự lợi, tự kiêu, tự mãn, chỉ tham việc gì có danh tiếng, xem khinh những công việc bình thường. Phải chống tham ô, lãng phí. 
- Phải cố gắng học hỏi để không ngừng nâng cao trình độ chính trị, văn hóa và kỹ thuật để phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân.”
(Bài nói chuyện tại Đại hội thanh niên tích cực lao động xã hội chủ nghĩa, ngày 17/3/960)

12. “Thanh niên ta phải cố gắng học. Do hoàn cảnh trong xã hội cũ hạn chế nên số đông thanh niên công – nông ta ít được học. Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội thì nhất định phải có học thức”.
(Bài nói chuyện tại Đại hội lần thứ III của Đoàn thanh niên Lao động Việt Nam, ngày 24/3/1961)

13. “Bác rất yêu quý thanh niên:
- Vì thanh niên là người tiếp sức cách mạng cho thế hệ thanh niên già, đồng thời là người phụ trách, dìu dắt thế hệ thanh niên tương lai - tức là các cháu nhi đồng.
- Vì thanh niên là người xung phong trong công cuộc phát triển kinh tế và văn hóa trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội.
- Vì thanh niên là lực lượng cơ bản trong bộ đội, công an và dân quân tự vệ, đang hăng hái giữ gìn trật tự trị an, bảo vệ Tổ quốc”.
(Bài nói chuyện tại Đại hội toàn quốc lần thứ hai của Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam, ngày 20/12/1961)

14. “Phải không sợ khổ, không sợ khó, thực hiện đâu cần thanh niên có, việc khó có thanh niên, gặp gian khổ phải đi lên phía trước, khi hưởng thụ phải hưởng thụ sau mọi người”.
(Bài phát biểu tại Hội nghị Cán bộ toàn miền Bắc, tháng 9/1962)

15. Đảng, Chính phủ và Bác rất chú ý đến thanh niên. Bác vui lòng khen ngợi những cố gắng của thanh niên… Thanh niên phải xung phong đến những nơi khó khăn gian khổ nhất, nơi nào người khác làm ít kết quả, thanh niên phải xung phong đến làm cho tốt. 
… 
Trọn đời trung thành với sự nghiệp cách mạng, với Tổ quốc, với Đảng, với giai cấp.- 
Không sợ khổ, không sợ khó, thực hiện: "Đâu cần thanh niên có, việc gì khó thanh niên làm", "gian khổ thì đi trước, hưởng thụ sau mọi người".- 
Không nên tự cho mình là tài giỏi, không khoe công, không tự phụ.”- 
(Bài phát biểu tại Hội nghị cán bộ Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam toàn miền Bắc, ngày 22/9/1962)

16. "Bác muốn dặn thêm các cháu mấy điều:
- Phải luôn luôn nâng cao chí khí cách mạng “trung với nước, hiếu với dân, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”. Không sợ gian khổ, hy sinh, hăng hái thi đua tăng gia sản xuất và anh dũng chiến đấu, xung phong đi đầu trong sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước.
- Phải tin tưởng sâu sắc ở lực lượng và trí tuệ của tập thể, của nhân dân. Tăng cường đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau. Nâng cao ý thức tổ chức và kỷ luật. Kiên quyết chống chủ nghĩa cá nhân và chủ nghĩa tự do.
- Luôn luôn trau dồi đạo đức cách mạng, khiêm tốn và giản dị. Chống kiêu căng, tự mãn. Chống lãng phí, xa hoa. Thực hành tự phê bình và phê bình nghiêm chỉnh, để giúp nhau cùng tiến bộ mãi.
- Ra sức học tập nâng cao trình độ chính trị, văn hoá, khoa học kỹ thuật và quân sự để cống hiến ngày càng nhiều cho Tổ quốc, cho nhân dân.
- Luôn luôn chú ý dìu dắt và giáo dục thiếu niên và nhi đồng, làm gương tốt về mọi mặt cho đàn em noi theo”.
(Thư gửi thanh niên Ngày 2/9/1965, Báo 

17. “Các cháu xứng đáng là những thanh niên ưu tú của nhân dân Việt Nam anh hùng. Và, giặc Mỹ đã thua to ở hai miền nước ta, chúng đang thất bại ngày càng nặng nề hơn ở miền Nam, nhưng chúng vẫn rất ngoan cố chưa chịu từ bỏ âm mưu xâm lược nước ta. Vì vậy, Bác nhắc nhở các cháu: Phải nêu cao ý chí chiến đấu, tinh thần cảnh giác cách mạng, cùng quân dân ta quyết tâm đánh thắng hoàn toàn giặc Mỹ xâm lược; luôn luôn đoàn kết, ra sức học tập chính trị, kỹ thuật, văn hóa để ngày càng tiến bộ, đem hết nhiệt tình tài năng của tuổi trẻ cống hiến thật nhiều cho sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước”".
(Thư khen ngợi đơn vị TNXP 333 có nhiều thành tích xuất sắc trên các tuyến đường Khu Bốn ác liệt, ngày 27/1/1969)

18. “Đoàn viên và thanh niên ta nói chung là tốt, mọi việc đều hăng hái xung phong, có chí tiến thủ. Đảng cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng xã hội chủ nghĩa vừa “hồng” vừa “chuyên”.
(Di Chúc của Người)

Theo Trang tin điện tử Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh